Thức ăn dễ tiêu hóa cho người đau dạ dày giúp bệnh thuyên giảm

Truong Nhài, Thứ Sáu, 11/04/2025 - 11:17
Tăng giảm cỡ chữ:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày như lạm dụng các chất kích thích, lối sống sinh hoạt kém khoa học, thường xuyên bị căng thẳng,... Đối với những người bị bệnh dạ dày thì chức năng của dạ dày hoạt động kém hơn nên cần ưu tiên những loại thức ăn dễ tiêu hóa đồng thời chia nhỏ bữa ăn, tuyệt đối không bỏ bữa và ăn uống đúng giờ. Dưới đây là những loại thức ăn dễ tiêu hóa cho người đau dạ dày vẫn đủ dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên dùng.

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học mà bệnh đau dạ dày ngày trở nên phổ biến ở giới trẻ. Để điều trị bệnh thì bên cạnh việc sử dụng thuốc, có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi các triệu chứng viêm loét và cơn đau. Khác với người bình thường thì những người bị bệnh dạ dày chức năng hoạt động của dạ dày kém nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa, chế biến đơn giản giàu chất xơ và ít dầu mỡ. Trong bài viết, Kyhainam sẽ chia sẻ tới bạn những thức ăn dễ tiêu hóa cho người đau dạ dày để tham khảo và lên thực đơn ăn uống cải thiện tình trạng sức khỏe. 

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày

Dạ dày là cơ quan có chức năng lưu trữ, nghiền nát và chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất để chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể giúp duy trì sự sống. Khi dạ dày khỏe mạnh, chức năng hoạt động tốt thì hệ miễn dịch cùng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể mới tốt được. Khi bộ phận này bị tổn thương, viêm loét thì chức năng hoạt động kém khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và khó chịu. Đau bụng ở vùng thượng vị, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu hay buồn nôn, chán ăn, sụt cân thậm chí nôn ra màu máu hoặc đi ngoài phân đen,… là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh đau dạ dày. 

Sở dĩ niêm mạc dạ dày bị tổn thương là do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công (nồng độ axit trong dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn quá cao) và yếu tố bảo vệ (lớp niêm mạc dạ dày, lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày bị tổn thương). Những nguyên nhân chính dẫn gây ra tình trạng đau dạ dày là do sự lây nhiễm vi khuẩn HP qua tiếp xúc ăn uống cũng như qua thức ăn và nước uống. Bình thường loại vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển trong lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh. Tuy nhiên vì một nguyên nhân gì đó khiến lớp nhầy bị phá hủy thì vi khuẩn này sẽ gây viêm dẫn đến loét dạ dày. 

Lý do khiến lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày bị phá hủy đó là lối sống không lành mạnh như thói quen hay bỏ bữa, ăn uống qua nhanh hoặc sử dụng quá nhiều loại đồ ăn/ thức uống không tốt cho sức khỏe. Khi uống rượu bia, lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày bị làm mòn gây kích thích và làm tăng sản xuất acid trong dạ dày. Những người thường bị căng thẳng trong công việc hoặc thường xuyên thức khuya cũng ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Mặt khác, vi khuẩn HP có thể xâm nhập vào cơ thể và tác động xấu đến chức năng của dạ dày đó là việc sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như aspirin, ibuprofen, steroid,… không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức cũng là nguyên nhân. 

Nguyên tắc về chế độ ăn uống cho người đau dạ dày

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu bởi những cơn đau bị đẩy lùi. Sau đây là những nguyên tắc cần nắm chắc khi xây dựng thực đơn ăn uống cho người đau dạ dày: 

Nguyên tắc về chế độ ăn uống cho người đau dạ dày

Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

Do lớp nhầy bao phủ lớp niêm mạc bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội tấn công nên chức năng hoạt động của dạ dày trở nên kém hơn. Để ngăn chặn các cơn đau và giảm tải cho dạ dày trong quá trình co bóp tiêu hóa thức ăn thì thực đơn nên ưu tiên những loại thức ăn dễ tiêu hóa cho người đau dạ dày. Bởi chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của dạ dày ở thời điểm này không còn tốt nước. Những món ăn khô cứng đòi hỏi dạ dày phải hoạt động hết công suất khiến cơn đau diễn ra nhiều hơn và làm người bệnh trở nên khó chịu. Khi tình trạng này kéo dài thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. 

Các thực phẩm dễ tiêu hóa nên có trong thực đơn của người bệnh dạ dày gồm trứng, sữa, mật ong, cà rốt, cải canh,… Sự lựa chọn này không chỉ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch trong đó rau có màu xanh đậm hoặc hoa quả tươi có vị ngọt là sự lựa chọn hàng đầu. 

Ăn uống khoa học, đúng giờ

Tính khoa học ở đây là sự kết hợp các loại thực phẩm, cách sơ chế và bảo quản cùng sắp xếp thời gian ăn hợp lý. Một thực đơn khoa học cho người bị bệnh dạ dày cần phải đầy đủ các nhóm chất nhưng cũng cần dễ tiêu hóa, giảm tải cho dạ dày. Món ăn cho người đau dạ dày nên ưu tiên nấu theo phương pháp: luộc, hấp, hầm, chưng,… Điều này nghĩa là các món ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ hay có vị cay là không phù hợp. Ngoài ra, những thực phẩm lên men có khả năng kích thích tăng tiết dịch vị do có nhiều vi sinh vật lên men và có tính axit cao cũng cần tránh. Việc ăn uống trong ngày cùng cần phải diễn ra trong một khung giờ cố định trong ngày để tạo thói quen tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn của các bộ phận liên quan. Nếu không ăn đúng bữa thì lúc đói dạ dày sẽ tiết dịch vị làm tăng co bóp bởi niêm mạc bị kích thích. Đó chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau thắt của người bệnh. 

Không bỏ bữa sáng, chia nhỏ bữa ăn 

Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày giúp cung cấp năng lượng cho cả ngày làm việc học tập hiệu quả đặc biệt là những người có bệnh dạ dày. Nếu người bệnh bỏ bữa sáng sẽ làm tăng dịch vị ở dạ dày khiến các cơn đau tái phát nhiều hơn và vết viêm loét trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để hạn chế áp lực lên cơ quan này tránh dạ dày phải làm việc quá nhiều để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời nếu quá no hoặc quá đói thì dạ dày cũng sẽ tiết dịch vị làm lớp niêm mạc bị kích thích. Vì vậy, giữ cho cơ thể không quá no hay không quá đói là nguyên tắc quan trọng đối với người đau dạ dày. Phương pháp chia nhỏ bữa ăn là sự lựa chọn tối ưu vừa cung cấp đủ dinh dưỡng và tránh những cơn đau tái phát hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn. 

Uống nhiều nước

Một trong những cách hiệu quả giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, làm đẹp da và thanh lọc cơ thể đó là bổ sung nước. Vì nếu cơ thể thiếu nước thì quá trình tiêu hóa các loại thức ăn trong dạ dày sẽ trở nên khó khăn hơn và đây chính là nguyên nhân khiến cơn đau trở nên nặng nề hơn. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng thì với những người bị bệnh đau dạ dày cần phải bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. 

Thức ăn dễ tiêu hóa cho người đau dạ dày tốt nhất

Đối với người bị bệnh dạ dày cần bổ sung các loại thức ăn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành vết thương cùng kiểm soát sự tiết acid mà vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà lại dễ tiêu hóa. Dưới đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ tới bạn những “thực phẩm vàng” dành cho người bị đau dạ dày: 

Thức ăn dễ tiêu hóa cho người đau dạ dày

Bánh mì, cơm, khoai, yến mạch

Khi bị đau dạ dày thì bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm gồm bánh mì, khoai, xôi, cơm, yến mạch,… Bởi đây là những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và tốt cho chức năng hoạt động của dạ dày. Không chỉ vậy chúng còn rất giàu vi khoáng và vitamin, chất chống oxy hóa giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Những loại thực phẩm khô: yến mạch, bánh mì có hàm lượng nước thấp với khả năng thấm hút dịch vị tiết ra ở dạ dày tốt nên sẽ giúp làm giảm đau dạ dày rất tốt. Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong thực phẩm khô sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đặc biệt bánh mì là loại thực phẩm chứa đường bột thì nó là sự lựa chọn tốt nhất trong chế độ ăn của người bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên trong thực đơn cho người viêm loét dạ dày không nên kết hợp bánh mì với bơ, mứt. 

Cháo, canh, súp

Đây là những loại thực phẩm được nấu chín ở dạng lỏng mềm không hề tạo ra bất cứ áp lực nào cho hệ tiêu hóa. Do đó, những thức ăn này được ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn uống của những người bị bệnh dạ dày. Đồng thời lượng nước dồi dào trong món canh, súp hoặc cháo sẽ làm loãng acid trong dịch dạ dày giúp người bệnh dễ dàng tiêu hóa thức ăn. 

Hoa quả tươi

Bên cạnh các món ăn cung cấp năng lượng thì không thể thiếu nguồn vitamin và khoáng chất đến từ trái cây giúp cân bằng dinh dưỡng cho người đau dạ dày. Trong thực đơn của người dạ dày nên lựa chọn những trái cây ít axit, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa gồm chuối chín, táo tươi, quả bơ, đu đủ, lựu, các loại quả mọng, dưa lưới,… Đặc biệt nên ưu tiên chuối chín và táo bởi 2 loại quả này không chỉ cung cấp các vi chất mà còn có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng đỏ đồng thời rất tốt cho hệ tiêu hóa. Người dạ dày nên sử dụng trái cây sau khi dùng bữa chính từ 30 phút đến 1 tiếng và tránh ăn khi đói. 

Đậu bắp và các loại rau màu xanh đậm

Các thành phần như vitamin B, C, E, carotene, pectin,… trong đậu bắp rất tốt cho hoạt động của dạ dày. Hơn nữa, loại quả này còn chứa một lượng lớn chất đạm kết dính và polysaccharide giúp tăng cường hàng rào bảo vệ cùng làm lành vết loét trên niêm mạc dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng cùng các loại rau màu xanh đậm giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa gồm súp lơ, thì là, rau chân vịt, cải bẹ xanh, bắp cải, mồng tơi, cải cúc, cần tây,…

Sữa chua

Những vi sinh vật có lợi trong sữa chua giúp ích rất lớn cho quá trình tiêu hóa của dạ dày. Hơn nữa, môi trường pH thấp của chúng còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong ống tiêu hóa gồm cả vi khuẩn HP. Nếu bị đau dày thì hãy sử dụng sữa chua sẽ giúp đẩy lùi những cơn đau hiệu quả. Sữa chua cung cấp nhiều probiotic và enzyme hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cũng như tăng cường sức đề kháng. Theo các chuyên gia thì sữa chua còn giúp lớp bảo vệ trên niêm mạc dạ dày, giảm kích thích. Với những người bệnh dạ dày thì nên bắt đầu sử dụng một lượng vừa phải và quan sát phản ứng khi ăn để có sự điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, người đau dạ dày có thể sử dụng các món ăn phụ khác nhau salad cá hồi, sữa hạt nguyên chất, trái cây sấy khô, ngũ cốc, bánh quy lạt,…

Ngoài bổ sung những loại thực phẩm trên, một cách đơn giản hơn là dùng trà trầm hương. Trà trầm hương làm từ nguyên liệu thiên nhiên, khai thông kinh mạch, giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm được tình trạng đau dạ dày. Giá trà trầm hương lại rất rẻ, do dễ làm ngay tại nhà. Vì vậy hãy thử cách này tại nhà ngay hôm nay nhé.

Thông qua những chia sẻ về thức ăn dễ tiêu hóa cho người đau dạ dày thì bạn đã có được thực đơn phù hợp giúp giảm thiểu các cơn đau, nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa cùng sức khỏe tổng thể. Hãy lên thực đơn cho các bữa ăn trong ngày và áp dụng những nguyên tắc dinh dưỡng mà chúng tôi đã đưa ra ở trên nhé!

5/5 - (1 bình chọn)