Việc có một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng, tinh thần trở nên sảng khoái và tỉnh táo để tạo ra những ý tưởng độc đáo, sáng tạo giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Tình trạng ngủ hay giật mình ở người lớn diễn ra thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ và gây ra sự mệt mỏi vào sáng ngày hôm sau. Vậy vì sao khi ngủ hay bị giật mình và bạn đang tìm ra nguyên nhân để có phương pháp khắc phục phù hợp? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Kyhainam để học hỏi những kiến thức bổ ích nhé!
Hiện tượng ngủ hay bị giật mình là gì?
Theo nghiên cứu có khoảng 70% dân số thế giới từng gặp phải hiện tượng ngủ hay bị giật mình. Hiện tượng này xuất hiện ở giai đoạn khi bạn đi vào giấc ngủ quá nhanh. Ở giai đoạn đầu giấc ngủ thì nhịp tim và hơi thở chậm lại tuy nhiên nếu bạn quá mệt mỏi thì não sẽ trải qua giai đoạn này nhanh hơn bình thường. Từ đó gây ra tình trạng đang ngủ xuất hiện những cơn co giật hoặc ảo giác, đổ mồ hôi ở một số người.
Hiểu đơn giản, hiện tượng giật mình khi ngủ là lúc bạn đang chìm vào giấc ngủ thì xuất hiện những cơn co giật đột ngột ở tay, chân, cả người trong khoảng 1 – 2 giây đi kèm với cảm xúc lo âu, sợ hãi. Ngủ hay giật mình ở người lớn diễn ra thường xuyên và tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà mức độ co giật sẽ khác nhau. Có một người bị giật mình với những co giật mạnh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hoặc gây ra tình trạng mất ngủ vào nửa đêm khiến sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.
Ngủ hay bị giật mình không được xem là một bệnh lý hay rối loạn liên quan đến hệ thống thần kinh mà nó diễn ra đột ngột gây phá vỡ giấc ngủ và gây ra tình trạng khó ngủ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ giật mình chưa được xác định rõ ràng như được cho là xuất hiện từ một số yếu tố như căng thẳng quá mức, sử dụng các chất kích thích, tập thể dục vào ban đêm. Mặc dù hiện tượng giật mình khi ngủ xảy ra ở những người có lối sống thiếu lành mạnh, hay thức đêm nhưng vẫn có thể xảy ra ở người có sức khỏe bình thường.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ hay giật mình ở người lớn
Tình trạng ngủ giật mình không phải là bệnh lý mà là hiện tượng sinh lý bình thường diễn ra ở mọi lứa tuổi có thể phòng tránh nếu hiểu rõ nguyên nhân. Cho đến hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng ngủ hay bị giật mình. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng này thường xảy ra do một số nguyên nhân:

Nằm sai tư thế
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người. Bởi khi ngủ thì cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi, thả lỏng tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất diễn ra cùng tái tạo năng lượng. Nếu bạn nằm sai tư thế thì bộ não sẽ cảm nhận được có một mối nguy hiểm đang hiện diện. Điều đó có thể khiến bạn ngủ không sâu giấc và dẫn đến hiện tượng ngủ hay bị giật mình và tỉnh giấc giữa đêm.
Trường hợp khi bạn nằm sai tư thế thường xuyên sẽ khiến các cơ thường xuyên bị tê, mỏi và máu khó lưu thông dẫn đến tình trạng đau lưng cổ vai gáy và gây ra hiện tượng giật mình. Điều này khiến cho bạn ngủ trong trạng thái đau nhức, mệt mỏi và thiếu năng lượng dẫn đến tình trạng nhức đầu, khó tiêu, ợ nóng và làm xuất hiện nếp nhăn sớm.
Tâm lý căng thẳng
Thực tế, tâm lý căng thẳng và lo lắng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ hay bị giật mình. Khi lo lắng về vấn đề nào đó thì bạn sẽ cần phải suy nghĩ nhiều dẫn đến nồng độ cortisol trong cơ thể tăng cao ảnh hưởng đến giấc ngủ sẽ dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ. Thường những người ngủ bị giật mình là do trước đó họ đã bị đối mặt với sự lo lắng, mệt mỏi hoặc gặp chuyện khiến bạn sợ hãi. Do đó khi chìm vào giấc ngủ thì não bộ sẽ tái tạo các tình tiết đó và gây ra tình trạng giật mình giống như khi tức giận.
Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ
Việc dùng các loại nước có cồn như bia, rượu hay các chất chứa cafein như cà phê hoặc chè vào buổi tối không chỉ gây ra tình trạng khó ngủ hoặc ngủ bị giật mình hay bị tỉnh giấc, ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người không uống cà phê trước khi đi ngủ 6 tiếng nhưng vẫn xuất hiện tình trạng co giật đột ngột khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Đặc biệt là một số đồ uống chứa cồn hoặc thức uống có gas đồ ăn nhiều dầu mỡ cùng với các loại thức ăn cay nóng cũng dễ dẫn tới tình trạng khó ngủ.
Thiếu Canxi
Canxi không chỉ có vai trò quan trọng đối với xương và răng cũng như hệ thần kinh cùng sự co giãn linh hoạt của tim mạch và cơ bắp. Hơn nữa, Canxi còn giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái ức chế và hưng phấn của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi có thể gây ra hiện tượng rung giật cơ khi ngủ. Nếu cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định như vitamin B12 cũng có thể dẫn tới hiện tượng giật mình khi ngủ.
Thiếu ngủ
Việc thiếu ngủ thường xuyên, dù là mất ngủ kinh niên hay do chất lượng giấc ngủ nghèo nàn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ. Nếu bạn bị thiếu ngủ thường xuyên không chỉ gây ra tình trạng uể oải, kém tập trung mà còn làm tăng nguy cơ ngủ bị giật mình.
Cách phòng ngủ hiện tượng ngủ bị giật mình
Khi đã hiểu rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ hay giật mình ở người lớn thì sẽ có những biện pháp xử lý và khắc phục vấn đề này như sau:

Điều chỉnh tư thế ngủ
Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên ngủ nằm nghiêng người sang một bên và nằm ngửa hay nằm thẳng lưng. Đặc biệt là khi bạn vừa ăn no thì hãy nằm nghiêng sang bên phải để tránh bị chèn ép dạ dày gây ra tình trạng khó tiêu. Không gian ngủ có vai trò quyết định rất lớn đến việc tạo ra một giấc ngủ ngon. Việc lựa chọn một chiếc đệm vững chắc và êm ái ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm gối kê chân hoặc kê tay tạo cảm giác thoải mái nhất khi nằm ngủ. Thực hiện chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ đủ giấc và đúng giờ sẽ đảm bảo chất lượng giấc ngủ hàng ngày.
Thư giãn, giải tỏa căng thẳng
Có một số phương pháp giúp hạn chế tình trạng lo lắng và căng thẳng, mệt mỏi như đi dạo ngoài trời hít thở không khí trong lành, nghe nhạc, ngồi thiền để cảm thấy bình yên và thư giãn hơn. Bạn có thể ngồi thiền kết hợp với những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương đồng thời hạn chế làm việc quá sức. Lên kế hoạch sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Hãy tránh những suy nghĩ hoặc hoạt động gây căng thẳng vào buổi chiều, buổi tối trước khi đi ngủ.
Một cách để thư giãn đầu óc rất tốt chính là đốt nụ trầm hương xịn lên, mùi thơm bay khắp phòng sẽ làm giảm căng thẳng. Do nguyên liệu thiên nhiên, trầm hương tích tụ sinh khí của trời đất vì vậy mùi trầm sẽ làm cơ thể rất thoải mái, đả thông kinh mạch và giúp ngủ ngon hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý bổ sung đủ magie, canxi để phòng ngừa co giật cơ và dây thần kinh. Hãy cố gắng duy trì thực hiện chế độ ăn lành mạnh và cân bằng như bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin từ hoa quả, rau củ. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày hoặc uống các loại nước ép tốt cho giấc ngủ như nước ép chuối, dưa hấu,…
Cung cấp đầy đủ canxi, magie cho cơ thể qua thực phẩm, thuốc uống bổ sung. Điều này sẽ phòng ngừa co giật cơ đột ngột khi ngủ, hạn chế tình trạng ngủ hay giật mình. Tạo chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, đảm bảo ăn chín uống sôi và vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tăng cường tiêu thụ những loại rau quả, ăn đa dạng theo mùa đảm bảo lượng tiêu thụ tối thiểu là 400g rau củ mỗi ngày.
Tình trạng ngủ hay giật mình ở người lớn kéo dài ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ gây ra sự mệt mỏi vào sáng hôm sau cùng sức khỏe tổng thể. Để hạn chế tối đa tình trạng này thì bạn nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh tránh sử dụng các chất kích thích, giữ một tinh thần thoải mái để có một giấc ngủ ngon và sâu giấc.