Tình trạng giật mình khi ngủ thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi đi kèm với cảm giác lo lắng và sợ hãi. Không ít lần bạn bị giật mình trong khi ngủ và sau đó tỉnh giấc đến sáng bởi không thể vào giấc được nữa. Khi hiện tượng này diễn ra thường xuyên hơn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra sự mệt mỏi khi thức dậy vào ngày hôm sau. Nhiều người gặp phải tình trạng này thường rất lo lắng và băn khoăn rằng: “Ngủ hay bị giật mình có sao không?”. Liệu đây có phải là một bệnh lý nguy hiểm và cách khắc phục như thế nào thì hãy dừng ở đây và đọc hết bài viết này của Kyhainam để giải đáp thắc mắc nhé!
Giải mã hiện tượng ngủ hay bị giật mình có sao không?
Theo chuyên gia về giấc ngủ tại Trung tâm Rối loạn giấc ngủ của Cleveland tại Mỹ cho biết các cơn giật mình xảy ra thường xuyên khi cơ thể bước vào giai đoạn đầu của giấc ngủ. Đây không phải là một bệnh lý hay rối loạn liên quan đến hệ thống thần kinh mà nó là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra một cách đột ngột. Có hơn 70% người trên thế giới gặp phải tình trạng này khi cơ thể quá mệt mỏi và bước vào giấc ngủ quá nhanh.
Hiện tượng này thường kéo dài 1 – 2 giây khi cơ thể xuất hiện những cơn co giật nhẹ ở tay, chân hoặc toàn thân khi đang chìm vào giấc ngủ đi kèm là cảm giác hoảng hốt, âu lo. Ở giai đoạn đầu của giấc ngủ thì nhịp tim và hơi thở chậm dần lại để cơ thể được thả lỏng và nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu gặp căng thẳng hoặc mệt mỏi thì quá trình sẽ bị rút ngắn đột ngột. Khi đó, não bộ sẽ kích hoạt tín hiệu sai lệch khiến các cơ bị co giật khi ngủ.

Những cơn giật mình khi ngủ có thể xảy ra tự phát hoặc bị kích thích bởi âm thanh, ánh sáng hay các yếu tố bên ngoài. Một số người cho biết thì họ bị giật mình bởi sự ảo giác hay trong các giấc mơ, bị cảm giác rơi tự do hoặc ánh sáng chói mắt, âm thanh ảo giác. Thông thường mọi người thường không nhớ những cơn giật mình khi ngủ trừ khi họ bị thức giấc. Mức độ giật mình khi ngủ ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Các biểu hiện đi kèm hiện tượng giật mình khi ngủ gồm cảm giác bị ngã hay điện giật chạy qua người.
Mặc dù, ngủ hay giật mình không phải là một bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên nếu những cơn giật mình xuất hiện thường xuyên sẽ gây ra sự khó chịu, làm giảm sút chất lượng giấc ngủ. Từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như cơ thể cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn và buồn ngủ sau đó. Rất nhiều người ngủ hay bị giật mình dẫn đến tình trạng mất ngủ triền miên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần.
Nếu bạn phải chịu đựng nhiều cơn co giật thường xuyên và kéo dài tại các cơ và lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Đây không còn là hiện tượng giật mình khi ngủ bình thường mà loại rung giật cơ này là triệu chứng của bệnh động kinh, rối loạn hệ thần kinh hoặc chấn thương ở đầu, tủy sống hoặc suy giảm các cơ quan khác. Khi gặp phải các dạng cử động giật trong khi ngủ theo chu kỳ thì bạn hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh ngay.
Còn nếu tình trạng giật mình khi ngủ diễn ra nhanh chóng khi chuyển đổi từ trạng thái tỉnh táo sang giấc ngủ thì bạn hãy áp dụng những biện pháp khắc phục được chia sẻ dưới đây!
Tại sao đang ngủ bị giật mình và cách xử lý hiệu quả?
Đại đa số ngủ hay giật mình ở người lớn hoặc trẻ nhỏ thường không biết nguyên nhân của hiện tượng này là gì bởi nó diễn ra một cách đột ngột và nhanh chóng. Việc bị giật mình khi ngủ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng tâm lý, các vấn đề sức khỏe hay yếu tố tác động từ bên ngoài. Khi đã hiểu rõ ngủ hay bị giật mình có sao không cùng những nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết hiệu quả và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Giật cơ sinh lý hoặc bị thiếu ngủ thường xuyên
Tình trạng giật cơ sinh lý là hiện tượng tự nhiên và xảy ra phổ biến nhất khi cơ bắp co giật nhẹ lúc cơ thể chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang giấc ngủ. Não bộ gửi tín hiệu sai lệch đến cơ bắp khi cơ thể đang thư giãn, nghỉ ngơi gây ra tình trạng giật mình khi đang ngủ. Lúc đó, bạn sẽ cảm giác như bị ngã hoặc rơi tự do, kích thích cơ thể co giật. Nếu thỉnh thoảng hiện tượng này mới diễn ra, bạn không cần lo lắng vì nó không nguy hiểm và không cần điều trị.
Việc thiếu ngủ thường xuyên không chỉ khiến cơ thể bị suy nhược mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn tăng nguy cơ gây giật mình khi ngủ. Để khắc phục tình trạng này thì bạn nên cân đối thời gian làm việc với ngủ nghỉ hợp lý, lên kế hoạch nghỉ ngơi đúng giờ và đủ giấc giúp tinh thần trở nên sảng khoái và có một sức khỏe tốt.
Không gian ngủ không thoải mái, nằm sai tư thế
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người. Việc ngủ trong một không gian chật hẹp, không thoải mái hay nắm sai tư thế khiến các cơ dễ bị tê mỏi, máu khó lưu thông và gây ra hiện tượng giật mình. Lúc đó, não bộ sẽ nhắc nhở chúng ta là nên thay đổi tư thế nằm để có được một giấc ngủ ngon hơn, tránh bị đau nhức cơ sau khi thức giấc. Mặt khác, không gian ngủ cũng quyết định rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn ngủ trên một chiếc nệm êm ái sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Đồng thời tạo ra môi trường ngủ lý tưởng sử dụng rèm che chắn ánh sáng. Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh và mát mẻ với nhiệt độ lý tưởng là từ 24 – 26 độ C. Khi đó não bộ sẽ được nghỉ ngơi và thư giãn tuyệt đối để có một giấc ngủ sâu.
Ngủ trong tâm thế lo sợ, tâm lý bị căng thẳng
Khi ngủ nếu tâm lý của bạn lo lắng, căng thẳng thì rất dễ gặp phải tình trạng giật mình. Hiện tượng này thường gặp ở dân văn phòng vào thời gian nghỉ trưa tranh thủ chợp mắt thì họ thường xuyên bị giật mình do tâm lý lo lắng ngủ quên. Một số người trước khi ngủ đã trải qua những cuộc xung đột, cãi vã gây ra tình trạng căng thẳng. Trong khi ngủ thì não sẽ hồi tưởng lại các tình tiết này và phát triển nó dẫn đến hiện tượng giật mình đột ngột. Để tránh gặp phải tình trạng giật mình khi ngủ thì bạn nên giải tỏa căng thẳng bằng việc xem phim hài, nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền,… để có tâm lý thoải mái khi ngủ.
Sử dụng đồ uống có cồn hoặc chứa caffeine
Nếu bạn sử dụng các chất kích thích như các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) hay cà phê trước khi ngủ thì cũng rất dễ gặp phải tình trạng giật mình khi ngủ và có thể gây ra hiện tượng tỉnh giấc. Những thức uống này sẽ khiến bạn dễ mất ngủ, gây trằn trọc, ngủ không sâu giấc. Một số loại nước có gas hay thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng gây đầy bụng, khó tiêu cũng khiến bạn mất ngủ vào ban đêm.
Để có một giấc ngủ ngon bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích ít nhất 5 tiếng trước khi ngủ. Tránh thức quá khuya và ăn đêm gây ra tình trạng khó ngủ hay mất ngủ. Thay vào đó bạn nên xây dựng thói quen ngủ lành mạnh với đồng hồ sinh học. Nên tránh sử dụng điện thoại, máy tính hay xem ti vi trước khi ngủ vì ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử làm giảm sản xuất melatonin – hormone hỗ trợ giấc ngủ.
Thiếu canxi và các chất dinh dưỡng
Canxi là chất đóng vai trò quan trọng cho xương và răng cùng với hệ thần kinh, tim mạch cùng cơ bắp. Khoáng chất này sẽ đảm nhiệm chức năng cân bằng trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi không chỉ gây ra hiện tượng giật mình khi ngủ mà còn là nguyên nhân gây ra tình trạng co cơ và dây thần kinh. Ngoài ra, việc thiếu một số chất dinh dưỡng như magie, vitamin B12,… cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng giật mình khi ngủ.
Nếu bạn muốn khắc phục tình trạng này triệt để thì hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể như ưu tiên nhiều rau xanh, trái cây, đồ ăn chế biến theo cách luộc hấp thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ. Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ và hạn chế ăn đêm, tránh xa thức uống có cồn và caffeine.
Tập thể dục hoặc vận động quá sức trước khi ngủ
Khi bạn có một ngày lao động vất vả và kiệt sức xong buổi tối đá bóng hay chơi thể thao quá mạnh thì nguy cơ ngủ hay bị giật mình rất cao. Việc luyện tập thể dục hay vận động trong khoảng thời gian ngắn trước khi ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tiêu hao năng lượng. Lúc này não bộ sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trong khi cơ bắp cần thời gian lâu hơn để thư giãn, nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ.
Mặc dù việc tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng hãy cố gắng kết thúc buổi tập ít nhất 90 phút trước khi ngủ để nhịp tim chậm lại và nên tập các bài tập có cường độ thấp. Tốt nhất, bạn không nên vận động mạnh trước khi ngủ khoảng 4 giờ. Hãy thư giãn cơ thể bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm, massage cơ thể, nghe nhạc thiền… Đồng thời đảm bảo thời gian ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày kết hợp với việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Vì giật mình khi ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường nên không có bất kỳ loại thuốc nào chữa trị được cả. Thay vào đó bạn nên xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cùng chế độ tập luyện phù hợp. Như vậy, qua bài viết bạn đã học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích và có được lời giải đáp cho câu hỏi: “Ngủ hay bị giật mình có sao không?” rồi chứ!
Trên đây là thông tin trả lời thắc mắc “Ngủ hay bị giật mình có sao không?” hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để có được giấc ngủ ngon. Một cách đơn giản hơn giúp bạn ngủ ngon và chuyên hơn, không bị giật mình là dùng đến nụ trầm hương đốt lên, mùi thơm của trầm sẽ làm tinh thần sảng khoái, giấc ngủ ngon hơn.