Mẹo chữa giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh, mẹ đã biết chưa? 

Truong Nhài, Thứ Năm, 09/01/2025 - 11:17
Tăng giảm cỡ chữ:
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ nhỏ. Tình trạng hay giật mình khi ngủ xảy ra ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ cùng sức khỏe của trẻ. Trên cương vị của người làm cha làm mẹ thì bạn cảm thấy vô cùng lo lắng khi không biết cách xử lý ra sao? Đừng quá lo lắng hãy tham khảo những mẹo chữa giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả!

Tình trạng giật mình khi ngủ không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện với tần suất lớn ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi trẻ thường xuyên bị giật mình khi ngủ và quấy khóc vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Là một người mẹ, bạn hãy lưu lại những mẹo chữa giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh sau đây giúp bé con của mình có một giấc ngủ ngon suốt đêm dài để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vậy đó là những mẹo nào thì hãy cùng Kyhainam khám phá trong bài viết sau!

Biểu hiện của trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ

Hiện tượng trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ là một phản xạ tự nhiên của cơ thể và nó xuất hiện ở những tháng đầu sau sinh kéo dài chỉ vài giây mỗi lần. Phản xạ này giảm dần và biến mất khi trẻ được khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Nếu không được bế thì trẻ sẽ dễ giật mình và theo bản năng sẽ giơ 2 tay 2 chân lên cao rồi mới hạ xuống hoặc có thể nháy mặt và co giật nhẹ. 

Trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ thường mở rộng tay chân và lòng bàn tay hướng lên trên. Sau đó trẻ thường cong lưng, co tay và chân lại giống như trong tư thế khi đang ở trong bụng mẹ nhằm tìm cảm giác an toàn hoặc có thể kèm theo quấy khóc khi giật mình. Mỗi khi con khóc thì bố mẹ rất lo lắng bởi tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vì vậy mà rất nhiều bà mẹ đã tìm kiếm thông tin về những mẹo chữa giật mình khi ngủ. 

Biểu hiện của trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không tuân theo quy luật, có thể ngủ nhiều vào ban ngày hơn. Ở những tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh có thể ngủ tới 20 giờ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Mỗi giấc ngủ có thể kéo dài từ 30 phút hoặc đến 3 giờ. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì giấc ngủ ngày sẽ ngắn hơn từ 3,5 đến 5,5 tiếng. Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 năm tuổi thì trung bình sẽ ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày. 

Đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thì giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng bởi khi ngủ đủ giấc thì trẻ sẽ phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Những đứa trẻ ngủ ngon và ngủ đủ giấc thường có trạng thái vui vẻ, phấn khởi và rất nhanh nhẹn. Bởi khi ngủ thì cơ thể sẽ sản sinh ra hormone tăng trưởng nhiều hơn giúp tăng chiều cao. 

Khi không ngủ đủ giấc thì trẻ sẽ phản ứng chậm chạp với mọi thứ, dễ gặp phải tình trạng cáu gắt nghiêm trọng hơn là gây ra một số bệnh lý cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. 

Mặc dù tình trạng giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh là phản xạ tự nhiên nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của trẻ. Bên cạnh việc chậm phát triển về thể chất thì trẻ có thể bị suy giảm khả năng nhận thức và nếu kéo dài sẽ gây ức chế hô hấp, khiến bé khó thở thậm chí là ngưng thở. 

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị giật mình khi ngủ? 

Dù là hiện tượng sinh lý nhưng là các bậc làm cha làm mẹ đều luôn quan tâm và lo lắng rằng nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Trước khi tìm hiểu về các mẹo chữa giật mình khi ngủ hiệu quả thì bạn cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng này: 

Phản xạ sinh lý

Với những trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi rất dễ gặp phải tình trạng giật mình khi ngủ. Đây là hiện tượng tự nhiên do trẻ chưa quen với môi trường sống bên ngoài nên cơ thể sẽ có phản xạ sinh lý khi bé cảm thấy có cơn gió lạ thổi qua hoặc có tiếng ồn từ môi trường xung quanh. Cha mẹ không nên lo lắng về hiện tượng vì nó sẽ tự giảm và biến mất khi bé lớn lên. 

Tiếng động, ánh sáng mạnh

Khi xuất hiện tiếng động lớn xảy ra ở môi trường xung quanh trong khi bé ngủ như tiếng mở cửa, tiếng chuông điện thoại hoặc những tiếng động khác có thể khiến bé bị giật mình. Ngoài ra, nếu có sự thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng thì có thể diễn ra phản xạ giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Cụ thể như nếu bạn bất ngờ bật đèn hoặc mở cửa sổ trong một căn phòng đang tối. 

Thói quen sinh hoạt 

Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của trẻ cụ thể là nếu trẻ ngủ nhiều vào ban ngày có thể gây ra tình trạng đêm ngủ hay bị giật mình vì không điểm tựa. Lịch trình ngủ không khoa học, phù hợp khi bé ngủ nhiều vào ban ngày nhưng về đêm thì ít. Bé tiếp xúc với nhiều ánh sáng từ thiết bị điện tử trong phòng ngủ có thể gây ra tình trạng này. 

Tâm lý bất an

Nếu trẻ có tâm lý bất an hoặc không thoải mái với môi trường xung quanh như ánh sáng chói hoặc phòng ngủ quá tối hay có cảm xúc căng thẳng hoặc âu lo. Lúc này trẻ sẽ dễ bị cáu gắt và ngủ không sâu giấc dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ. Mặt khác, nếu trẻ bị đói bụng hoặc quá no thì cũng có thể gặp phải tình trạng giật mình khi ngủ và quấy khóc thường xuyên vào ban đêm. 

Chuyển động đột ngột hoặc thay đổi độ cao

Những cử động đột ngột của mẹ khi cho bé bú cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ. Bản thân em bé có thể giật mình trong lúc ngủ khi trẻ cử động chân tay. Hơn nữa, việc thay đổi độ cao đối với trẻ sơ sinh sẽ xảy ra khi ba mẹ đang bế con trên tay để ru ngủ rồi đặt xuống nôi một cách bất ngờ. Sự thay đổi vị trí này sẽ khiến bé có cảm giác mất thăng bằng hoặc sắp té ngã. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đánh thức hoặc giật mình khi ngủ. 

Do bệnh lý 

Ngoài ra, việc trẻ bị giật mình khi ngủ có thể xuất phát từ những bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm họng, viêm tai giữa, thiếu máu, thiếu canxi, bệnh lý thần kinh hoặc suy nhược cơ thể,… Nếu trẻ bị giật mình xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp. 

Mẹo chữa giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả

Sau khi hiểu rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng này thì bạn có thể áp dụng các mẹo sau để trẻ có được giấc ngủ ngon và sâu hơn: 

Mẹo chữa giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh

Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh nên nếu mẹ muốn con mình có được giấc ngủ ngon và không giật mình thì tạo ra không gian ngủ yên tĩnh, ấm áp và thoải mái, hạn chế tiếng ồn tối đa. Không nên để đèn quá sáng trong phòng ngủ của trẻ, làm ức chế quá trình sản sinh hormone melatonin của cơ thể. Đồng thời kết hợp với việc sử dụng gối ôm để chặn người cho trẻ làm giảm nguy cơ giật mình khi ngủ. Hoặc quấn khăn cho trẻ sơ sinh tạo cảm giác an toàn như đang trong bụng mẹ hạn chế việc bị giật mình. 

Xây dựng lịch trình ngủ khoa học, phù hợp 

Đối với từng độ tuổi ở trẻ nhỏ sẽ có thời gian ngủ khác nhau cụ thể trẻ sơ sinh sẽ ngủ đến 20 tiếng mỗi ngày, mỗi lần ngủ khoảng 2 – 3 tiếng và khi lớn lên thì thời gian ngủ sẽ giảm dần. Các mẹ nên tuân thủ nhịp ngủ sinh học để bé có giấc ngủ ngon hơn và tránh đánh thức khi bé đang ngủ ngon. Bên cạnh đó, các mẹ nên giới hạn thời gian ngủ vào ban ngày cho con để tránh việc trẻ khó vào giấc vào ban đêm. Hãy xây dựng và cân đối thời gian ngủ nghỉ hợp lý cho con và chỉ nên cho bé ngủ khoảng 2 – 2.5 giờ vào ban ngày. 

Tránh nô đùa và ăn no trước khi ngủ

Nếu như nô đùa với trẻ trước khi ngủ sẽ khiến cho tinh thần của bé trở nên tỉnh táo, khó vào giấc ngủ hơn. Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng giật mình khi ngủ và thức giấc vào ban đêm. Mặt khác, việc cho trẻ ăn quá no sẽ gây ra tình trạng đầy bụng vì hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khiến trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc và hay quấy khóc giữa đêm đặc biệt là gặp phải tình trạng giật mình khi ngủ. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây đầy bụng và khó chịu như trứng, phô mai, thực phẩm giàu protein,…

Sử dụng núm vú giả 

Núm vú giả có thể khiến tinh thần của trẻ trở nên ổn định hơn và dễ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Để đảm bảo an toàn cho con thì bạn nên chọn loại núm vú giả mềm, có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, mẹ nên bật nhạc nhẹ hoặc tiếng sóng biển giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn ở một số trẻ thích nghe nhạc. Đảm bảo bé được mặc đủ ấm vì trẻ sơ sinh thường cảm thấy an toàn khi có sự ấm áp xung quanh. 

Tránh để bé ngủ trên tay

Khi ru bé ngủ, nếu bạn cảm thấy rằng bé đang bắt đầu buồn ngủ hãy đặt con nhẹ nhàng xuống giường và vỗ về để bé ngủ nhanh và sâu giấc hơn. Nên tránh để bé ngủ trên tay và không nên chờ đến khi bé đã ngủ trên tay mới đặt xuống giường vì điều này có thể khiến cho trẻ dễ bị giật mình. 

Ngoài ra, một số mẹ còn áp dụng một số mẹo dân gian chữa chứng giật mình ở trẻ sơ sinh khi ngủ như treo tỏi đầu giường, để cành dâu trong phòng. Sử dụng vỏ cam, chanh quýt hoặc xông phòng bằng tinh dầu. Làm gối đinh lăng hay đặt dao cùn ở đầu giường tạo cảm giác an toàn và giúp bé không bị giật mình khi ngủ. 

Hiện tượng giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh là phản xạ sinh lý tự nhiên nếu nguyên nhân không phải đến từ một số bệnh lý. Mặc dù nó không nguy hại nhưng nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cùng sức khỏe và sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Do đó, các bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng những mẹo chữa giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. 

5/5 - (1 bình chọn)