Việc mất ngủ kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trí và sức khỏe, đời sống tinh thần của con người. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị thì một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả để cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ đó chính là ngồi thiền. Liệu pháp này dễ thực hiện và không mất quá nhiều sức lực giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi thư giãn cơ thể đồng thời giúp đầu óc thảnh thơi và thoải mái. Bài viết dưới đây, Kyhainam sẽ hướng dẫn cách ngồi thiền chữa bệnh bạn hãy tham khảo ngay!
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ
Theo thống kê trên thế giới thì tình trạng mất ngủ ngày càng có xu hướng gia tăng và tỷ lệ người mắc phải ở hầu hết mọi lứa tuổi phổ biến là người già hoặc người có vấn đề về sức khỏe sẽ có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn. Cuộc sống hiện đại với nhiều nỗi lo cùng áp lực công việc khiến con người bị căng thẳng, lo âu thường xuyên. Khi tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của con người. Để tìm ra những giải pháp khắc phục thì bạn cần tìm hiểu về những lý do gây ra tình trạng mất ngủ:
Khi môi trường sống có sự thay đổi do chênh lệch múi giờ khi đi du lịch, thay đổi ca làm việc hoặc bất kỳ sự thay đổi nào khác đều có thể ảnh hưởng đến múi giờ sinh học của cơ thể.
Nếu không gian ngủ quá chật hẹp hoặc không thoải mái sẽ tạo ra trở ngại cho giấc ngủ. Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ hoặc khó ngủ.
Việc ít vận động thể chất có thể khiến bạn bị khó ngủ hoặc mất ngủ vào ban đêm. Hoặc nếu bạn nằm mơ ác mộng hoặc những giấc mơ tồi tệ có thể khiến bạn tỉnh giấc, khó ngủ lại.
Lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Ở một số người bị rối loạn tâm thần, do căng thẳng hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần như trầm, rối loạn âu lo,…
Đối với một số người gặp vấn đề sức khỏe thể chất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như bệnh Parkinson, nhiễm trùng hoặc trào ngược axit dạ dày,… Trường hợp gia đình có gen di truyền mất ngủ, khó ngủ hoặc do tác dụng của thuốc huyết áp, thuốc trầm cảm,… Một số loại thuốc gây buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại trằn trọc khó ngủ vào ban đêm.

Tại sao ngồi thiền có thể chữa mất ngủ?
Ngồi thiền được biết đến là một trong những phương pháp tĩnh tâm, thư giãn cơ thể và loại bỏ những luồng suy nghĩ tiêu cực – nhân tố gây ra tình trạng căng thẳng, lo âu. Khi thiền, tâm trí của bạn sẽ được thả lỏng và có được an yên nhất định đồng thời cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả. Mọi phiền não và căng thẳng sẽ được giải tỏa sau khi ngồi thiền. Lúc đó con người sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu hơn. Đồng thời, phương pháp này còn giúp tăng khả năng sáng tạo và tập trung giúp đầu óc được mở mang, có nhiều sáng kiến mới. Trước khi đến với hướng dẫn cách ngồi thiền chữa bệnh thì bạn hãy cùng khám phá những lợi ích của việc thiền định mỗi ngày trong việc chữa bệnh mất ngủ:
Giảm căng thẳng và lo âu
Tương tự với các phương pháp thư giãn khác thì thiền có tác dụng làm chậm nhịp thở, giảm nhịp tim và huyết áp. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động thiền làm giảm hoạt động của não bộ đồng thời làm giảm sản sinh hormone cortisol (hormone gây căng thẳng) và kiểm soát âu lo hiệu quả. Khi lo âu, căng thẳng được đẩy lùi thì con người sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Điều hòa cảm xúc
Khi tâm trạng của con người bị chán nản, buồn bã cũng khiến bạn khó có thể ngủ ngon được. Tuy nhiên phương pháp thiền chánh niệm tập trung vào những sự việc diễn ra ở hiện tại thì thiền có thể giảm việc suy nghĩ về những chuyện buồn đã xảy ra trong quá khứ hay lo lắng trong tương lai. Điều này giúp bạn dễ dàng vượt qua nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống. Thiền sẽ giúp bạn tạo dựng suy nghĩ tích cực, điều hòa cảm xúc.
Kiểm soát cơn đau tốt hơn
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thiền định sẽ giảm sản sinh hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể. Mặc dù thiền không có tác dụng giảm đau trực tiếp về mặt thể chất nhưng nó giúp bạn rèn luyện sự kiên trì, khả năng chịu đựng cơn đau tốt hơn. Liệu pháp này hữu ích cho những người khó ngủ, mất ngủ do đau nhức mãn tính.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy việc ngồi thiền giúp an tĩnh tâm trí, cơ thể được thư giãn và tinh thần trở nên thoải mái hơn. Não bộ dễ dàng chuyển đổi giữa các giai đoạn ngủ sâu và ngủ nhẹ nhàng hơn. Bởi thiền cho phép bạn tập trung vào hơi thở, kiểm soát suy nghĩ tiêu cực, cải thiện tâm trạng tốt hơn. Khi đó, bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhanh chóng và ngủ ngon lẫn sâu hơn. Bên cạnh đó, thiền còn giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện nhận thức về bản thân cùng tăng cường sự tập trung.
Hướng dẫn cách ngồi thiền chữa bệnh đơn giản, hiệu quả
Lựa chọn không gian ngồi thiền phù hợp
Không gian thiền ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thiền đặc biệt là khi mới bắt đầu thì việc ngồi thiền trong một khoảng thời gian rất khó khăn. Vì vậy bạn nên lựa chọn một không gian yên tĩnh, thoáng mát để tránh bị làm phiền và nâng cao hiệu quả của phương pháp thiền. Ở trong một không gian yên tĩnh thì bạn có thể tập trung sự chú ý và đưa cơ thể vào trạng thái thiền định nhanh chóng. Bạn có thể xịt tinh dầu trầm hương, đốt nến thơm để tạo mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu tạo không gian thoải mái.
Chuẩn bị trang phục và dụng cụ thiền
Khi ngồi thiền bạn nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái giúp cơ thể vận động dễ dàng mà không bị gò bó. Tránh mặc quần áo quá chật, bó sát hoặc làm từ chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi kém. Thông thường thời gian thiền thường kéo dài từ 15 – 30 phút và hãy chuẩn bị một chiếc đệm ngồi êm ái là rất quan trọng. Hãy đảm bảo đệm ngồi có độ dày vừa phải giúp bạn luôn giữ được tư thế thoải mái trong thời gian thiền.

Thiết lập thời gian thiền hợp lý
Bạn có thể thực hiện thiền vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ bởi lúc này cơ thể và tâm trí của bạn cảm thấy thư giãn nhất. Khi mới bắt đầu thiền thì bạn nên thiết lập thời gian thiền phù hợp để tạo thói quen thiền mỗi ngày để tránh gây ra cảm giác chán nản hay dễ bị phân tâm. Ở lần đầu thiền thì bạn nên bắt đầu với thời gian từ 5 – 10 phút mỗi ngày rồi tăng dần thời gian lên khi đã quen. Kết hợp dùng chuẩn bị đồng hồ báo thức hoặc đồng hồ bấm giờ để theo dõi và kiểm soát thời gian thiền hiệu quả, duy trì sự tập trung trong quá trình thiền. Trong quá trình ngồi thiền, bạn cần thả lỏng toàn bộ cơ thể đừng suy nghĩ bất kì điều gì, nhất là những suy nghĩ tiêu cực khiến bạn mất tập trung đồng thời kiên trì mỗi ngày.
Áp dụng đúng kỹ thuật thiền
Lựa chọn tư thế ngồi thiền đúng sẽ giúp bạn dễ dàng đi sâu vào thế giới thiền. Bạn hãy lựa chọn tư thế thiền phù hợp mang lại cho bạn cảm giác thoải mái. Có nhiều phương pháp thiền chữa bệnh mất ngủ như thiền chánh niệm, thiền có hướng dẫn, thiền quét cơ thể,… Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người mà bạn hãy lựa chọn phương pháp thiền phù hợp. Dù bạn lựa chọn phương pháp nào thì cũng cần áp dụng đúng kỹ thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Khi ngồi thiền bạn cần ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai và đặt chân xếp lên nhau hoặc chéo vào nhau. Bạn có thể áp dụng tư thế hoa sen trong Phật Giáo rồi đặt hai tay lên đùi hoặc đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trên, cằm hơi cúi nhẹ và mở mắt nhìn một điểm cố định cách xa tầm khoảng 1m. Hít vào chậm rãi bằng mũi để cảm nhận luồng khí tràn ngập trong bụng. Trong khi hít hãy đếm nhận từ số 1 đến số 10 và lặp lại chu trình hít vào thở ra 5 lần. Khi thiền bạn hãy chú ý đến cảm giác của cơ thể, cảm xúc và suy nghĩ. Nếu xuất hiện cứ cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực nào thì bạn hãy cố gắng tập trung vào hơi thở và thả lỏng. Sau khi kết thúc thời gian thiền bạn hãy hít sâu một lần nữa và thở ra từ từ và mở mắt nhẹ nhàng.
Có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp
Để phương pháp ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ đạt hiệu quả cao thì bạn nên đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định trong ngày. Hãy đảm bảo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát và tránh xa những thiết bị điện tử cùng các chất kích thích. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học đảm bảo có đầy đủ chất xơ trong bữa ăn, tránh đồ nhiều dầu mỡ để cơ thể được thanh lọc, tâm trí thoải mái và cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Ngoài việc bạn ngồi thiền trước khi ngủ để xả stress hay lo âu, có thể sử dụng cách đơn giản hơn rất nhiều là lấy bột trầm hương đặt vào một lư xông trầm đốt lên. Mùi hương của nụ trầm sẽ lan tỏa không gian, thanh lọc không khí, tác động lên thần kinh để giảm lo âu và căng thẳng.
Với hướng dẫn cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ chi tiết mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây thì mong rằng bạn có thể áp dụng thành công. Ngồi thiền không quá khó nhưng để đạt được hiệu quả thì cần thời gian và sự kiên trì, cố gắng không ngừng kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp.