Cách để giảm stress cho học sinh hiệu quả 

Truong Nhài, Thứ Tư, 12/02/2025 - 11:21
Tăng giảm cỡ chữ:
Căng thẳng xảy ra không chỉ ở những người đi làm mà nó còn xuất hiện ở các học sinh, sinh viên khi mà khối lượng bài vở áp lực học tập và thi cử ngày càng tăng cao. Nếu tình trạng stress kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, cảm xúc khả năng nhận thức cùng hành vi của trẻ. Là các bậc làm cha làm mẹ bạn lo lắng khi thấy con mình có những dấu hiệu stress trong học tập thì hãy tham khảo các cách để giảm stress cho học sinh sau đây!

Không chỉ những người đi làm mà hiện nay học sinh, sinh viên cũng gặp nhiều áp lực và rơi vào trạng thái căng thẳng thường xuyên trước khối lượng bài vở hay kỳ vọng từ các bậc phụ huynh trong những mùa thi cử. Nếu tình trạng stress kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, tâm lý cùng khả năng nhận thức và hành vi của học sinh đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi cử. Vậy làm thế nào để giảm căng thẳng ở lứa tuổi học sinh giúp các bạn có một sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái để phát triển toàn diện? Các bậc làm cha làm mẹ hãy tham khảo những cách để giảm stress cho học sinh được chia sẻ từ các chuyên gia Kyhainam trong bài viết sau đây!

Dấu hiệu nhận biết Stress ở học sinh 

Stress là trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu, mệt mỏi trước các vấn đề trong cuộc sống. Tình trạng này khiến cho tinh thần bị rơi vào trạng thái bất ổn và xuất hiện một loạt các phản ứng sinh lý không tốt. Khi bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn hay bất an,… cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cung cấp năng lượng cho các cơ khiến nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh hơn bình thường. Nếu căng thẳng ở mức vừa phải sẽ giúp cơ thể trở nên tập trung và tạo động lực để giải quyết những vấn đề khó khăn. Tuy nhiên nếu trạng thái stress kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể, tâm trạng tiêu cực và có thể dẫn đến trầm cảm. 

Một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay đó là tỷ lệ học sinh bị stress trong học tập, thi cử ngày càng gia tăng. Khi mà khối lượng bài tập ngày càng nhiều cùng với áp lực học tập, thi cử và sự kỳ vọng quá mức từ cha mẹ có thể khiến cho học sinh bị quá tải và rơi vào trạng thái stress. Căng thẳng là phản ứng tự nhiên của các bạn học sinh trước những áp lực hay sự quá tải tác động vào bản thân: áp lực điểm số, gia đình và bạn bè,… Khi căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cảm xúc cũng như hành vi ứng xử của học sinh, trẻ có thể dễ sa ngã vào những con đường tội lỗi. Nếu nhận thấy con mình có những dấu hiệu stress sau thì cha mẹ cần lưu ý: 

Cảm thấy bực bội vô cớ: Khi học sinh, sinh viên bị stress trong học tập sẽ thường cảm thấy bất an, lo lắng về những sự việc xảy ra xung quanh. Chỉ cần gặp một vấn đề nhỏ sẽ khiến trẻ phải suy nghĩ và buồn phiền rất nhiều. Nếu vấn đề khó khăn không được giải quyết êm đẹp thì trẻ có thể dễ gặp phải tình trạng bực bội, cáu giận vô cơ. 

Mất hứng thú với mọi thứ xung quanh: Đây là biểu hiện thường thấy nhất ở các trường hợp bị stress học tập. Các em học sinh dần mất đi sự hứng thú và đam mê trong học tập, vui chơi giải trí thậm chí là những điều mà trẻ thường rất yêu thích. 

Luôn thích ở một mình: Việc gặp nhiều áp lực, khó khăn trong học tập sẽ khiến trẻ có tâm lý muốn thu mình lại và chỉ thích ở một mình, không muốn giao tiếp với bất kỳ ai. Khi tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. 

Cảm thấy bản thân thất bại và vô dụng: Những trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên luôn có tâm lý muốn thể hiện, chứng tỏ năng lực. Do đó, các em luôn cố gắng phát huy các điểm mạnh trong học tập để được bố mẹ và mọi người xung quanh khen ngợi. Tuy nhiên nếu thấy các bé xuất hiện cảm xúc tiêu cực và suy nghĩ bản thân vô dụng thì có thể trẻ đang bị stress. 

Có những suy nghĩ tiêu cực: Nếu hệ thần kinh của bạn học sinh phải chịu sự căng thẳng quá mức sẽ khiến con người cảm thấy tiêu cực và suy nghĩ về những điều tồi tệ. Đối với học sinh, sinh viên nếu bị stress kéo dài sẽ xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực và hành vi cực đoan khó có thể kiểm soát được. Một số trẻ có thể cảm thấy khó thở, bị rối loạn mất ngủ, đổ nhiều mồ hôi cùng cảm giác lo lắng quá mức. 

Ngoài ra, stress còn có những dấu hiệu khác nữa kèm theo cảm giác mệt mỏi khó chịu làm ảnh hưởng đến việc học hành, sinh hoạt hàng ngày của các bạn học sinh. Tâm lý chán nản bi quan xuất hiện, sức khỏe bị suy giảm và kết quả học tập bị sa sút. Cha mẹ cần phải tinh tế quan sát những biểu hiện tâm lý và hành vi của con để tìm ra những nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, tìm ra phương án khắc phục hiệu quả đặc biệt là tìm cách để giảm stress cho học sinh. 

Nguyên nhân khiến học sinh bị stress

Trước khi đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng stress học tập xảy ra ở học sinh thì các bậc phụ huynh cần hiểu rõ những nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng. Stress là trạng thái tâm lý rất dễ gặp ở học sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ yếu là: 

Điểm số là yếu tố để đánh giá năng lực của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này khiến các bạn học sinh phải nỗ lực học tập không ngừng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi và kiểm tra sắp tới nhằm đạt được điểm số cao nhất. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và áp lực về điểm số. 

Nguyên nhân khiến học sinh bị stress

Chương trình học với khối lượng kiến thức nặng nề cùng khối lượng bài vở quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh dễ bị choáng ngợt, căng thẳng và cảm thấy mệt mỏi. Ngày nay, khối lượng bài tập chồng chất phải hoàn thành trong thời gian ngắn khiến trẻ bị căng thẳng và áp lực. 

Cha mẹ luôn áp đặt những suy nghĩ cùng đặt kỳ vọng quá lớn rằng con mình phải giỏi toàn diện để có một tương lai xán lạn cũng như khiến gia đình được nở mày nở mặt. Vô hình chung điều này lại gây ra áp lực nên con nhỏ khiến chúng phải nỗ lực học tập quá mức và bị quá tải gây ra tình trạng stress. 

Xã hội phát triển, bố mẹ có điều kiện kinh tế tốt hơn nên mong muốn cho con học thêm nhiều kỹ năng. Ngoài giờ học chính trên trường thì trẻ còn phải học thêm hay học năng khiếu ngoài giờ. Buổi tối thì trẻ còn phải hoàn thành các bài tập trên lớp, ôn luyện cho kỳ thi. Điều đó khi khiến trẻ phải thức khuya, ngủ trễ, chất lượng và thời gian ngủ không được đảm bảo gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, uể oải và suy nhược cơ thể nghiêm trọng. 

Mặt khác sự mâu thuẫn với bạn bè hoặc trẻ bị bắt nạt tại trường học thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến học sinh rơi vào trạng thái stress. Việc chưa được trang bị các kỹ năng sống như kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tập và cuộc sống gây ra tình trạng căng thẳng quá mức.

Một số cách để giảm stress cho học sinh cha mẹ nên biết

Sau khi nắm được những nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi thì để khắc phục tình trạng này thì các bậc phụ huynh cùng nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra môi trường học tập lành mạnh, tích cực. Đồng thời hỗ trợ, đồng viên và chia sẻ giúp các em có thể vượt qua áp lực học hành dễ dàng để phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Bản thân các bạn học sinh cũng cần phải nhận thức được vấn đề để có thể giải tỏa áp lực, căng thẳng trong việc học tập: 

cách để giảm stress cho học sinh

Trò chuyện với bạn bè, người thân 

Nếu các bạn học sinh bị stress trong học tập hay gặp vấn đề khó khăn nào đó hãy chia sẻ vấn đề với những người thân yêu hoặc bạn bè. Đặc biệt, cha mẹ nên khéo léo quan sát những trạng thái cảm xúc và tâm lý của con trẻ để tìm ra nguyên nhân khiến con buồn, mệt mỏi hãy căng thẳng. Các bạn học sinh hãy mở lòng chia sẻ những cảm xúc thật sự của mình cho dù cảm thấy vui vẻ hay buồn rầu, lo âu để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Gia đình, bạn bè và thầy cô luôn sẵn lòng lắng nghe những tâm sự của bạn và đưa rất nhiều lời khuyên bổ ích giúp bạn thoát khỏi tình trạng căng thẳng, lo âu. 

Sắp xếp lịch trình học phù hợp, đặt mục tiêu hợp lý

Mặc dù điểm số rất quan trọng bởi nó đánh giá năng lực, khả năng học tập và những nỗ lực của học sinh trong các kỳ thi tuy nhiên đó chưa phải tất cả. Hãy biết khả năng của mình đến đâu và đừng tự đặt cho mình một mục tiêu quá xa vời. Cha mẹ hãy luôn đồng hành và hỗ trợ con cái trong việc thiết lập mục tiêu và kế hoạch học tập phù hợp. Tập trung vào việc phát huy thế mạnh để tăng sự tự tin cũng như giúp tinh thần được thả lỏng để giảm căng thẳng, mệt mỏi và lo âu cho học sinh trước những kỳ thi. 

Đối với học sinh hãy tự sắp xếp cho mình một lịch trình học tập hợp lý, phân bổ thời gian cho từng môn học thay vì học liên tục một môn trong một ngày sẽ gây nhàm chán và quá tải. Đây cũng là phương pháp giúp giảm áp lực và căng thẳng cho học sinh trước kỳ thi cực kỳ đơn giản và hiệu quả. 

Tập cách hít thở sâu để giảm Stress

Nếu con của bạn đang bị căng thẳng do áp lực đến từ học tập, thi cử hãy hướng dẫn con tập hít thở sâu. Bởi khi thực hiện động tác này thì não bộ sẽ ra tín hiệu giúp cơ thể của bạn được thả lỏng, thư giãn giúp loại bỏ căng thẳng và lo âu. Đối với từng mức độ căng thẳng, mệt mỏi mà bạn gặp phải thì cần lựa chọn phương pháp hít thở phù hợp. 

Đảm bảo ngủ đủ giấc 

Với một giấc ngủ ngon và sâu cũng là một trong những phương pháp để giảm căng thẳng cho học sinh. Cha mẹ hãy giúp trẻ sắp xếp thời gian học tập và ngủ hợp lý để đảm bảo trẻ ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Để dễ chìm vào giấc ngủ cũng như ngủ ngon hơn thì cha mẹ nên tránh để trẻ tiếp xúc với điện thoại trước khi thay vào đó có thể cho con đọc sách, đọc truyện. Một giấc ngủ khoa học sẽ hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, quá tải cho não bộ đồng thời tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.  Nếu con bạn không thể ngủ được hãy dùng đến bột trầm hương, chỉ cần chuẩn bị 1 lư xông trầm hương rồi cho bột trầm vào đó đốt lên, mùi thơm trầm sẽ lan tỏa khắp phòng kích thích thần kinh để trẻ ngủ ngon và đủ giấc hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Nếu các bậc phụ huynh muốn con mình có được sức khỏe tốt để học tập thông suốt, hiệu quả thì bên cạnh việc đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc thì cha mẹ nên chú trọng đến chế độ ăn uống của con. Bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để con mình có nguồn năng lượng dồi dào và sức khỏe tốt. Đặc biệt trong chế độ ăn nên cần nhiều DHA và vitamin giúp con có tư duy sáng tạo, thông minh hơn, hạn chế đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. 

Sử dụng các loại tinh dầu 

Liệu pháp hương thơm đến từ các loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu trầm hương, tinh dầu hoa nhài,… có tác dụng rất tốt trong việc thư giãn, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Mùi hương tinh dầu tác động đến khứu giác, trí óc,… cũng như đem lại giấc ngủ ngon và giảm căng thẳng tối đa. 

Nghe nhạc thư giãn 

Âm nhạc không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi mà nó còn liệu pháp giúp kích thích khả năng sáng tạo, tạo động lực học tập và làm việc. Sau những giờ học căng thẳng thì các bạn học sinh có thể thư giãn đầu óc bằng cách nghe những bản nhạc yêu thích với giai điệu nhẹ nhàng sẽ rất hiệu quả.

Tập thể dục hàng ngày 

Lứa tuổi học sinh với áp lực đến từ việc học tập, thi cử nên việc rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao thể lực, giảm căng thẳng. Hơn nữa, nó còn có tác dụng cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Điều này còn rất tốt cho cho sự phát triển của trẻ về chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Nếu con của bạn không thích thì có thể cho bé tập những bài tập yoga nhẹ nhàng giúp tinh thần trở nên thoải mái hơn. Hãy tạo ra quỹ thời gian mỗi ngày để cho trẻ tập thể dục và chơi các bộ môn thể thao yêu thích. 

Nếu cha mẹ và các bạn học sinh có thể cân đối giữa việc học tập, nghỉ ngơi và thư giãn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng căng thẳng cùng tăng thêm sự hứng thú đối với việc học. Qua bài viết bạn đã biết được những nhân gây ra căng thẳng ở học sinh và những cách để giảm stress cho học sinh hiệu quả. 

5/5 - (1 bình chọn)