Nhiều người gặp tình trạng nổi mề đay kéo dài nhiều ngày liền, gây ngứa ngáy, khó chịu và loay hoay không biết nên xử lý ra sao. Vậy nguyên nhân từ đâu mà ra? Trong khi đó, có trường hợp mề đay chỉ xuất hiện vài giờ rồi tự biến mất hoặc khỏi nhanh chóng sau điều trị. Hãy cùng Kyhainam tìm hiểu kỹ hơn để hiểu rõ bản chất của hiện tượng này, qua đó giải đáp thắc mắc Dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao và có hướng chăm sóc phù hợp.
Vì sao lại bị dị ứng kéo dài lâu không khỏi?
Việc nổi mề đay kéo dài và không thuyên giảm có thể khiến người bệnh cảm thấy bối rối, vì thường rất khó xác định nguyên nhân chính xác. Trong phần lớn các trường hợp mề đay mạn tính, nguyên nhân gây bệnh lại không rõ ràng. Hiếm khi dị ứng thuốc hay thực phẩm gây ra phát ban kéo dài, nhưng vẫn có một số yếu tố tiềm ẩn có thể làm tình trạng này kéo dài hơn. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mề đay mạn tính kéo dài bao gồm:
- Thực phẩm gây dị ứng: Tiêu thụ các thực phẩm gây dị ứng lặp đi lặp lại có thể là yếu tố kích thích gây mề đay.
- Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút hay kí sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây ra phát ban mề đay mạn tính.
- Thời tiết và môi trường: Nhiệt độ quá nóng, lạnh hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng có thể làm mề đay xuất hiện.
- Áp lực lên da: Mặc quần áo quá chật hoặc các yếu tố tác động lên da khiến mề đay trở nên nghiêm trọng hơn, được gọi là mề đay áp lực.

Ngoài ra, một số rối loạn tự miễn cũng có thể liên quan đến mề đay mạn tính, chẳng hạn như:
- Bệnh celiac
- Bệnh tiểu đường
- Lupus
- Sjogren
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh tuyến giáp
Bên cạnh đó, một số tình trạng dị ứng khác như hen suyễn và viêm da cơ địa cũng có thể đi kèm với mề đay mạn tính, làm tăng nguy cơ xuất hiện và kéo dài các triệu chứng dị ứng.
Hướng dẫn nhận biết triệu chứng và chữa dị ứng lâu ngày không khỏi
Nổi mề đay là một tình trạng da liễu phổ biến, nhưng khi các vết mẩn đỏ và ngứa kéo dài liên tục trong nhiều ngày, chúng có thể là dấu hiệu của mề đay mãn tính. Để chẩn đoán chính xác tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, kiểm tra các triệu chứng phát ban và có thể yêu cầu một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, bao gồm:
- Các xét nghiệm tìm nguyên nhân: Giúp xác định những yếu tố gây ra dị ứng hoặc tình trạng bệnh đi kèm.
- Sinh thiết da: Giúp xác nhận chẩn đoán và tìm ra các bệnh lý khác có thể liên quan.
Khi bị dị ứng lâu không khỏi thì phải làm sao?

Khi bị dị ứng lâu không khỏi thì các bạn có thể tham khảo sử dụng các thuốc sau:
Thuốc kháng Histamin
Thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ 2 là phương pháp điều trị đầu tiên cho mề đay mạn tính. Các loại thuốc như bilastine, fexofenadine, cetirizine, và loratadin thường được sử dụng vì ít gây tác dụng phụ an thần, không làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Bác sĩ thường không khuyến cáo sử dụng thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 do tác dụng phụ rõ rệt của chúng.
Các loại thuốc khác
Nếu thuốc kháng histamin H1 không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp điều trị khác:
- Omalizumab: Kháng thể đơn dòng này có tác dụng ngăn chặn chuỗi phản ứng dị ứng, giúp giảm các triệu chứng mề đay mạn tính khi thuốc kháng histamin không hiệu quả.
- Cyclosporine: Sử dụng khi kết hợp thuốc kháng histamin và omalizumab không cải thiện tình trạng mề đay.
- Corticosteroid: Được dùng trong trường hợp khẩn cấp với mục đích giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, do các tác dụng phụ, corticosteroid chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
Điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu triệu chứng mề đay mạn tính:
- Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu nhẹ và thoáng mát giúp giảm cọ xát, hạn chế tình trạng mề đay.
- Tránh sử dụng xà phòng có tính sát khuẩn cao, làm da bị khô và kích thích vùng da đang bị phát ban.
- Dùng kem trị ngứa hoặc chườm mát để làm dịu da.
- Ghi chép lại các yếu tố khiến bạn bị mề đay, từ đó tránh tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng.
- Luôn sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Vệ sinh nơi ở và vật dụng tiếp xúc với da
Giữ vệ sinh sạch sẽ không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mề đay mà còn ngăn ngừa tái phát. Các vật dụng tiếp xúc với da như ga giường, gối, khăn tắm và quần áo cần được giặt sạch thường xuyên để hạn chế vi khuẩn, nấm mốc, và bụi bẩn.
Kiểm tra các loại thực phẩm
Một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mề đay, nhất là thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản hoặc các thành phần có khả năng gây dị ứng. Để kiểm soát tình trạng này, bạn nên ghi lại các loại thực phẩm có thể gây kích ứng và tránh tiêu thụ chúng.
Dùng tinh dầu trầm hương
Tinh dầu trầm hương là hợp chất từ thiên nhiên, trầm được lấy từ cây gió bầu được coi là thảo dược quý hiếm, tốt cho sức khỏe, có tác dụng giảm các triệu chứng hiệu quả. Chỉ cần dùng 1 thìa mỗi ngày thì tình trạng nên sẽ được cải thiện đáng kể.
Điều trị dị ứng lâu ngày không khỏi chỉ cần sử dụng thuốc đúng cách mà còn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh môi trường sống và kiểm soát chế độ ăn uống. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay về đêm là hiện tượng khá phổ biến và có thể do nhiều yếu tố gây ra. Một trong những nguyên nhân chính là sự thay đổi nhiệt độ cơ thể khi ngủ, đặc biệt khi cơ thể nóng lên hoặc đổ mồ hôi. Ngoài ra, vào ban đêm, hệ miễn dịch có thể hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến các phản ứng dị ứng bùng phát. Các yếu tố khác như việc tiếp xúc với dị nguyên trong chăn ga gối đệm, các chất tẩy rửa hay thậm chí là sự căng thẳng vào ban ngày cũng có thể góp phần gây ra mề đay. Do đó, nếu hiện tượng này kéo dài, người bệnh nên tìm hiểu và điều trị nguyên nhân cụ thể để giảm thiểu các triệu chứng.
Bị dị ứng và nổi mề đay có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là khi triệu chứng chỉ kéo dài trong vài giờ đến một hoặc hai ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc xuất hiện liên tục, mề đay có thể không tự khỏi mà cần phải điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng histamin hoặc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống có thể giúp giảm triệu chứng. Nếu dị ứng nghiêm trọng hoặc kéo dài lâu, nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.