Trong cuộc sống hiện đại, lo lắng và sợ hãi là những trạng thái cảm xúc phổ biến mà hầu hết mọi người đều trải qua. Tuy nhiên nếu nó không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nếu những cảm xúc lo lắng và sợ hãi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và các mối quan hệ của con người. Bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng này hãy áp dụng những cách giảm lo lắng sợ hãi mà Kyhainam chia sẻ ngay sau đây!
Nỗi lo lắng, sợ hãi ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Lo lắng là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp một vấn đề căng thẳng nào đó. Cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng có thể là sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó sợ hãi là một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của con người. Ở những trường hợp khẩn cấp thì nỗi sợ hãi sẽ tạo ra những tín hiệu phản ứng mạnh mẽ. Sự sợ hãi có thể xuất hiện ở trong kỳ thi hay bạn bắt đầu với một công việc mới, thuyết trình giữa đám đông trong một buổi hẹn hò,… Nó là phản xạ tự nhiên trước một mối đe dọa có thể nhận biết được.
Sự lo lắng và sợ hãi có thể kéo dài trong thời gian ngắn rồi qua đi hoặc kéo dài lâu hơn. Một số trường hợp, chúng có thể xâm chiếm cuộc sống ảnh hưởng đến khả năng ăn uống ngủ nghỉ, đi lại, công việc hoặc các mối quan hệ trong cuộc sống. Không chỉ vậy, sự sợ hãi lo lắng quá mức sẽ khiến bạn bỏ lỡ các cơ hội thăng tiến cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là khi trạng thái này kéo dài hoặc sự việc hay vấn đề mà bạn lo lắng xảy đến mức bạn phải lo lắng quá nhiều. Có một số người bị choáng ngợp bởi sự sợ hãi và tránh xa những tình huống có thể khiến họ bị sợ hãi hoặc lo lắng.
Khi bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi quá mức trước một vấn đề nào đó thì cơ thể của bạn có thể xảy ra những triệu chứng như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, hơi thở gấp gáp, miệng bị khô, các cơ ở chân tay rất cứng,… Trạng thái cảm xúc lo lắng và sợ hãi sẽ khiến bạn cảm thấy rụt rè, bất an và khó thích ứng được với những trường hợp khẩn cấp xảy ra. Lo lắng và sợ hãi sẽ chi phối toàn bộ cuộc sống của bạn cũng như kìm hãm sự phát triển toàn diện của bản thân và sức khỏe về sau. Cách giảm lo lắng sợ hãi đó là bạn hãy học cách đối diện và kiểm soát nó để không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại.
Điều gì khiến bạn cảm thấy lo lắng và sợ hãi quá mức?
Có nhiều thứ khiến bạn rơi vào trạng thái lo lắng và sợ hãi. Chỉ khi biết được điều gì khiến bạn sợ hãi thì có thể dễ dàng đối diện với nó cũng như tìm ra phương hướng giải quyết. Tâm lý lo lắng và sợ hãi sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Stress
Hầu hết mọi người đều từng bị áp lực căng thẳng ít nhất một lần trong đời đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại có nhiều thứ khiến con người dễ bị kích động, rơi vào trạng thái lo âu, bồn chồn và căng thẳng. Nếu như bạn bị căng thẳng, mệt mỏi thì tuyến thượng thận sẽ giải phóng hormone cortisol, gây rối loạn quá trình sản xuất các hormone trong cơ thể. Khi đó con người có thể có những biểu hiện bất thường về cảm xúc, hành vi, thể chất. Đa số những người thường xuyên bị căng thẳng sẽ có cảm giác lo lắng, hồi hộp thường xuyên đi kèm với sự mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và khó có thể tập trung.

Yếu tố di truyền
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy di truyền có liên quan chặt chẽ đến cảm xúc lo lắng và sợ hãi. Đặc biệt khi người trong gia đình có tiền sử về sự lo lắng sợ hãi thì những người khác trong gia đình sẽ có thể trải qua những cảm xúc tương tự.
Yếu tố tác động từ bên ngoài
Môi trường xã hội và văn hóa sẽ ảnh hưởng đến cách con người trải nghiệm sự sợ hãi và lo lắng. Với những áp lực và sự kỳ vọng từ xã hội, gia đình sẽ tạo ra hoặc gia tăng cảm xúc này. Ngoài ra, một số sự kiện hoặc tình huống có thể kích thích cảm xúc lo lắng và sợ hãi như áp lực công việc, xung đột gia đình hoặc ở trong tình huống nguy hiểm nào đó.
Biểu hiện của các bệnh lý
Trạng thái cảm xúc lo lắng và sợ hãi sẽ luôn thường trực ở những bệnh nhân gặp phải vấn đề tâm lý như bị rối loạn lo âu hay rối loạn tâm lý, bị trầm cảm, rối loạn nội tiết tố. Có một số người mắc các bệnh lý về tim mạch đều có biểu hiện như rối loạn nhịp tim gây ra cảm giác hồi hộp, lo lắng ở người bệnh đi kèm triệu chứng đau ngực và khó thở. Nếu cảm giác hồi hộp lo lắng kéo dài trong một thời gian thì đây có thể là dấu hiệu bệnh lý về tuyến giáp. Những rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít làm gia tăng tình trạng căng thẳng khiến người bệnh dễ bị lo âu và bồn chồn, tim đập nhanh,…
Cách giảm lo lắng sợ hãi đơn giản không phải ai cũng biết
Nỗi sợ hãi lo lắng quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, giấc ngủ, sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này thì bạn cần phải có những biện pháp giảm thiểu sự lo lắng sợ hãi như sau:

Học cách kiểm soát hành vi và đối mặt với nỗi sợ
Nếu bạn muốn vượt qua được sự lo lắng và sợ hãi thì cần phải học cách đối diện và kiểm soát nó. Bởi nếu cứ để cho cảm xúc này chi phối thì bạn sẽ không thể làm được bất cứ điều gì và sẽ sống cùng nó mãi mãi. Hãy học cách đối diện với trạng thái cảm xúc này và cố gắng tìm cách vượt qua nó. Bạn có thể tránh những tình huống khiến bản thân cảm thấy lo lắng sợ hãi nhưng tốt nhất là hãy đối diện và tìm cách vượt qua nó. Bởi biết đâu trong những khó khăn thử thách ấy chính là cơ hội tỏa sáng dành cho bạn. Cố gắng tìm hiểu về nỗi lo lắng, sợ hãi rồi ghi chép lại những suy nghĩ ở thời điểm nó xảy ra. Từ đó lên kế hoạch và đặt ra cho mình những mục tiêu nhỏ để đạt được và đối mặt với sự sợ hãi. Nếu cần hãy sử dụng một số vật dụng giúp ích khi bạn sợ hãi và lo lắng.
Áp dụng liệu pháp trò chuyện, chia sẻ với người khác
Khi bạn cảm thấy khó có thể chiến thắng được nỗi bất an, cảm xúc lo lắng và sợ hãi luôn thường trực trong tâm trí thì liệu pháp trò chuyện sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu. Các liệu pháp trò chuyện như tư vấn hoặc liệu pháp hành vi nhận thức rất hiệu quả đối với những người có vấn đề về tâm lý. Bạn có thể chia sẻ nỗi lo lắng, sợ hãi của mình với những người thân trong gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên thì bạn cần phải tạo dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh như tập thể dục, đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt là phải loại bỏ và hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, lo âu không đáng có. Tuyệt đối tránh lạm dụng các chất kích thích cũng như sử dụng mạng xã hội quá mức. Bạn có thể học cách thư giãn bằng những sở thích đơn giản hàng ngày như: đọc sách, nghe nhạc, thiền, yoga,… Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe, duy trì cảm xúc vui vẻ và hạnh phúc cũng như có một cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung hơn. Nếu bạn không có thời gian để làm những việc trên, hãy dùng đến Một chút trầm hương dạng bột đặt vào lư đồng rồi đốt lên, mùi thơm từ thiên nhiên của trầm sẽ khiến bạn thoải mái và giảm căng thẳng hơn.
Thực hiện các liệu pháp bổ sung
Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc kết hợp với việc xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý thì một số người nhận thấy rằng việc thực hiện các liệu pháp, bài tập bổ sung như ngồi thiền, yoga giúp giảm căng thẳng, lo âu. Khi áp dụng các liệu pháp bài tập thư giãn bổ sung này thì bạn có thể sử dụng liệu pháp hương thơm như nến thơm, đốt nhang trầm hương giúp tạo không gian thư giãn, dễ chịu tăng cường sự tập trung.
Nỗi sợ hãi và lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và đời sống của người bệnh. Tình trạng này có thể tự khỏi nhưng nếu kéo dài và trở nên trầm trọng sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho cuộc sống, công việc và mối quan hệ của người bệnh. Do đó bạn hãy áp dụng cách giảm lo lắng sợ hãi được chia sẻ từ các chuyên gia của chúng tôi.