Trong bài viết này, mọi người có thể sẽ được nắm rõ những nguyên nhân khiến cây Kỳ Hải Nam chậm lớn và kém phát triển.
1. Đất trồng cây Kỳ Hải Nam
Đất trồng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình cây kỳ hải nam phát triển, thông thường cây kỳ hải nam sẽ chủ yếu được trồng trên đất feralit, một loại đất chiếm diện tích rất nhiều ở Việt Nam, đất này thông thoáng và dễ thoát nước, nhưng chúng lại ít chất dinh dưỡng nên cần phải bổ sung thêm phân bón.
1.1 Đất quá chặt & thoát nước kém
Một trong những nguyên nhân khiến cho cây kỳ hải nam chậm lớn đó chính là đất quá chắt và thoát nước kém, tại sao lại vậy? Bởi khi gặp tình trạng đất quá chặt rễ cây sẽ khó phát triển hơn, chúng sẽ khó khăn hơn hơn trong việc đâm sâu vào lòng đất để lấy chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chúng cũng dễ gây ra ngập úng, do nước đọng lại trên bề mặt và không thoát nước đi được, dẫn tới tình trạng rễ bị thiếu oxy và thối rễ. Còn nữa, những vi sinh vật trong đất cũng sẽ giảm, chúng làm giảm quá trình cũng cấp dinh dưỡng cho cây.
Để khắc phục mọi người cần phải cải tạo đất bằng cách bổ sung các chất hữu cơ như phân compost, mùn,…, và trộn thêm xơ dừa hoặc trấu giúp tăng khả năng thoát nước. Ngoài ra, mọi người cũng thường xuyên xới đất, việc này sẽ tăng độ thoáng khí cho đất được tốt hơn.
1.2 Đất nghèo dinh dưỡng
Khi đất thiếu hụt các chất dinh dưỡng như đạm, lân và kali cây sẽ rất khó rất triển tốt, mà chất đạm rất quan trọng đến quá trình quang hợp của cây Kỳ Hải Nam, không cung cấp đủ lá cây thường sẽ vàng úa và rụng xuống. Cây Kỳ Hải Nam không cung cấp đủ dinh dưỡng cũng sẽ dễ bị sâu bệnh tấn công hơn. Điều này cũng kéo theo rễ kém phát triển đi, khó khăn hơn trong việc lấy các chất dinh dưỡng trong đất.
Để khắc phục cây kỳ hải nam không nhận đủ dinh dưỡng từ đất, mọi người sử dụng bón phân hữu cơ hoặc phân bón hóa học, nên sử dụng liều lượng thích hợp để tránh láng phí. Trong quá trình bón phân có thể xới đất để tăng độ thoáng khí và giúp rễ cây dễ hấp thụ hơn.
1.3 Độ pH trong đất không phù hợp
Cây kỳ hải nam thích hợp trồng ở những nơi đất có độ pH trung tính từ 5.5-6 hoặc hơi chua một tý. Nếu độ pH trong đất quá thấp tức là đất chua hay quá cao tức là đất bị kiềm thì cây kỳ Hải Nam sẽ khó hấp thụ được dinh dưỡng trong đất. Ngoài ra, độ pH làm thay đổi các chất dinh dưỡng trong đất và ảnh hưởng đến những vi sinh vật trong đất.
Để khắc phục, trước tiên mọi người cần đo xem độ pH trong đất, nếu đất quá chua thì sử dụng vôi bột, còn nếu đất quá kiềm thì sử dụng lưu huỳnh. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại phân bón giúp cần bằng độ pH trong đất. Tưới nước đều đặn cũng sẽ giúp rửa trôi muối và ổn định độ pH trong đất.
2. Nước tưới cho cây kỳ hải nam
Nước rất quan trọng tới cây trồng, nhưng cần phải cung cấp nước phù hợp không quá nhiều hay quá ít. Cây sẽ rất khó phát triển nếu nhưng mọi người không chú ý chăm sóc tưới nước đều đặn.
2.1 Tưới nước quá nhiều hay quá ít
Nước rất quan trọng tới sự phát triển của cây, chúng cung cấp độ ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho cây hút các chất dinh dưỡng trong đất. Nhưng khi tưới quá nhiều nước thì điều này lại không tốt cho cây, thậm chị lại gây hại. Cây kỳ hải nam có thể sẽ bị thối rễ, phát triển nấm bệnh và giảm khả năng hút các chất dinh dưỡng trong đất. Ngược lại, khi tưới nước quá ít thì cây thường gặp tình trạng héo úa, vàng lá và rụng lá.
Để khắc phục tình trạng trên, mọi người chỉ cần tưới nước đều đặn, vừa đủ. Có một cách giúp mọi người xác định độ ẩm của đất là dùng tay sờ vào đất. Mà khi tưới nước cũng nên chọn thời điểm thích hợp, chẳng hạn tưới vào lúc buổi sáng hoặc chiều mát, điều này tránh cho việc nước mới tưới dễ bốc hơi.
2.2 Nước bị ô nhiễm
Nguồn nước bị ô nhiễm có chứa nhiều chất hóa học có thể làm cây bị suy yếu, chúng cũng làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Những chất hóa học cũng làm thay đổi độ pH trong đất, chúng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ cây. Ngoài ra, gây ra một số vấn đề bệnh về như vàng lá, đốm đen.
Để khắc phục, mọi người có thể sử dụng nước máy bơm từ giếng hoặc nước máy. Có thể sử dụng hệ thống lọc để cải thiện nước tưới.
3. Ánh sáng cho cây kỳ hải nam
Cũng giống như nước thì cây cũng cần ánh nắng mặt trời để quang hợp, nếu như ánh nắng quá gắt cây có thể cháy lá, ngược lại ít ánh nắng cây thường sẽ quang hợp kém hơn.
3.1 Thiếu ánh sáng cho cây
Khi cây kỳ hải nam không có đủ ánh sáng, cây sẽ yếu, lá cây sẽ trở nên nhạt màu và mỏng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm khả năng quang hợp, khiến cây khó sinh trưởng và phát triển hơn. Ngoài ra thì cây cũng dễ bị sâu bệnh tấn công hơn.
Để khắc phục, thì mọi người nên di chuyển cây đến vị trí có ánh sáng tốt. Cùng với đó, mọi người tỉa những cành lá yếu để cây tập trung nuôi thân chính tốt hơn.
3.2 Ánh nắng quá gắt
Nếu trồng cây ở nơi có ánh nắng gay gắt đặc biệt là khi gây còn nhỏ, cây kỳ hải nam có thể bị cháy lá do tình trạng mất nước. Ngoài ra, nắng gắt khiến lá cây bị tổn thương, làm quá trình quang hợp khó khăn hơn.
Để khắc phục, những nhà vườn thường sử dụng lưới che, điều này giúp làm giảm cường độ ánh nắng chiếu vào cây. Khi cây đủ cao lớn, mọi người có thể để cây phát triển tự nhiên. Một cách nữa là mọi người tưới nước đều đặn, để cho đất có đủ độ ẩm.
4. Sâu bệnh tấn công
Một trong những nguyên nhân nữa khiến cây phát triển chậm là sâu bệnh tấn công. Điển hình một số loại sâu bệnh thường gặp như sâu ăn lá, rệp. Điều này khiến cây giảm khả năng quang hợp, một số loại rệp còn khiến cây bị nấm mốc và làm cho lá biến dạng. Nếu không kiểm soát kịp thời có thể sẽ làm sâu bệnh lây lan nhanh.
Để phòng trừ mọi người thường xuyên xem xét kiểm tra lá cây, tỉa những cành bị sâu bệnh tạo cho cây thông thoáng. Trong trường hợp sâu bệnh tấn công cây kỳ hải nam, mọi người có thể sử dụng thuốc trừ sâu loại nhẹ để diệt trừ sâu bệnh, việc phát hiện sớm và phun thuốc sẽ giúp cây ít bị tổn thương và lây lan sang những cây trồng khỏe mạnh khác.
5. Thời tiết không thuận lợi
Tình trạng nắng nóng kéo dài, mưa nhiều và sương muối là một trong những nguyên nhân khác khiến cho việc chăm sóc gặp khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng & phát triển của cây kỳ hải nam. Nắng nóng kéo dài có thể khiến cây mất nước nhanh, quang hợp kém, gây ra tình trạng cháy lá và tăng nguy cơ sâu bệnh. Mưa nhiều ngày có thể làm cây bị ngập úng, tạo điều kiện phát triển nấm mốc.